Đây không phải là một chủ đề liên quan đến Bullet Journal, mình biết 🙂 Nhưng học ngôn ngữ (hiện tại là tiếng Đức) cũng là một sở thích và thói quen lớn đối với mình, giống như việc ghi chép vậy.
Hiện tại, mình đang hoàn thành cuốn sách thứ ba và cũng là cuốn cuối cùng trong bộ sách Grammatik Aktiv (link sách bên dưới), điều này cũng có nghĩa là: bây giờ là cơ hội cuối cùng để mình có thể nhồi nhét tất cả những quy tắc ngữ pháp này vào đầu mình 😉.
Vì vậy, mình muốn ghi chép lại và tóm tắt những gì đã học được, giống như khi chia sẻ kinh nghiệm Bullet Journal trong các bài viết trước, và cũng giống như mình từng say sưa làm khi học tiếng Anh ngày xưa.
Mình cũng sẽ thử so sánh Câu Điều Kiện, hay Câu IF trong tiếng Anh với Câu WENN trong tiếng Đức để… làm nóng não một chút 😜 Không, mình đùa thôi.
Hy vọng rằng điều này sẽ giúp ích cho những bạn học tiếng Đức khi liên hệ với các quy tắc tiếng Anh, để dễ dàng ghi nhớ và sử dụng chúng tốt hơn. Hoặc đơn giản, nó có thể là một tài liệu ôn tập nhanh cho bạn nào đang học 1 trong 2 ngôn ngữ này, để rà soát lại câu điều kiện trước kỳ thi hay những dịp tương tự.
Hãy bắt đầu với định nghĩa câu điều kiện và số lượng loại câu điều kiện. Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang phần “hardcore” về cấu trúc ngữ pháp. Cuối cùng, mình sẽ cung cấp một bảng tóm tắt đơn giản để xây dựng câu điều kiện trong cả tiếng Anh và tiếng Đức, kèm theo tài liệu tham khảo bổ sung.
Câu Điền Kiện Là Gì?
Câu điều kiện, như chính tên gọi của nó, đưa ra một điều kiện để một kết quả CÓ THỂ xảy ra, theo mức độ:
• can be true, hoặc,
• could be true (chú ý sự thay đổi thì từ “can” sang “could”) hoặc,
• could have been true (lại xem sự thay đổi cấu trúc, sẽ lí giải cho phần sau).
Một câu điều kiện thường cần 2 mệnh đề. Điều kiện được đưa ra trong mệnh đề IF (hoặc WENN-Satz trong tiếng Đức), trong khi mệnh đề chính (Main Clause hoặc Hauptsatz) mô tả kết quả có thể xảy ra hoặc đã có thể xảy ra do đúng điều kiện.
Có Bao Nhiêu Loại Câu Điều Kiện?
Lúc còn học tiếng Anh ở trường cấp hai, mình được dạy có 4 loại câu điều kiện, nhưng để dễ hiểu và dễ nhớ, mình chỉ thường tự hỏi: liệu điều kiện này có thể xảy ra hay không?
Sau khi nhồi rất nhiều bài tập ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng, thì mình nghiệm ra, thực ra xác định đúng loại câu điều kiện chỉ để chia đúng thì của động từ. Nếu biết được tính khả thi của điều kiện đưa ra, mình sẽ dễ dàng xác định được thì đúng.
IF Type | Examples | Remark on verb tenses |
TYPE 0 | If the temperature reaches 100 degree, the water boils. | Possible condition → present tense |
TYPE 1 | If I study now, I will not study later in the evening. | Possible condition → present tense |
TYPE 2 | (Right now I am busy blogging) So: If I studied now, I would need to finish my blog article later in the evening. | Impossible condition → past tense |
TYPE 3 | (Yesterday I did not study at all, oops). So: If I had studied yesterday, I would have not felt so stressed today. | Impossible condition → past tense |
Giờ thì cùng nhìn qua phiên bản tiếng Đức của những câu điều kiện này để so sánh nha. Các quy tắc phân loại của tiếng Anh cũng có thể được áp dụng đúng trong tiếng Đức.
WENN Type | Beispiele | Bemerkung |
TYPE 0 | Wenn die Temperatur 100 Grad erreicht, kocht das Wasser. | Mögliche Kondition → Präsens |
TYPE 1 | Wenn ich jetzt studiere, werde ich später am Abend nicht mehr studieren. | Mögliche Kondition → Präsens |
TYPE 2 | (Jetzt bin ich mit Bloggen beschäftigt). Also: Wenn ich jetzt studieren würde, müsste ich meinen Blogartikel später am Abend fertigstellen. | Unmögliche Kondition → Konjunktiv II (Präteritum) |
TYPE 3 | (Gestern habe ich gar nicht studiert, oops). Also: Wenn ich gestern studiert hätte, hätte ich mich heute nicht so gestresst gefühlt. | Unmögliche Kondition → Konjunktiv II (Plusquamperfekt) |
Có nhiều điểm tương đồng trong cách dùng, số lượng và các loại IF (hoặc WENN), và khái niệm chuyển đổi thì động từ giữa hai ngôn ngữ. Lúc tổng kết điểm này, mình cảm thấy khoan khoái và học nhẹ hẳn.
Một sự khác biệt nổi bật, khi bạn nhìn kỹ lại các ví dụ trên trong cả hai ngôn ngữ, động từ sẽ bắt đầu mệnh đề chính trong tiếng Đức khi mệnh đề WENN đứng đầu câu. Tiếng Đức thực sự thích đảo động từ trước chủ ngữ, bạn cũng thấy vậy không?
Tiếp theo, hãy nói về cấu trúc chung của câu điều kiện.
Làm Sao Tạo Câu Điều Kiện?
Loại 0
Hướng dẫn sử dụng: khi nói về một điều kiện luôn luôn đúng, chẳng hạn như Mặt Trời luôn mọc từ hướng Đông, hoặc nước luôn sôi ở 100 độ C.
Khi dùng loại này có nghĩa là sự tự tin vào cả điều kiện và kết quả sẽ đúng là rất cao, bất kể điều gì… hoặc trong trường hợp này, bất kể khi nào. Nó đúng ngay trong hiện tại, vì nó luôn đúng. Do đó, thì Hiện tại đơn (Present Simple) được sử dụng trong toàn bộ câu.
Cách hình thành câu:

Nếu có ích, bạn cứ nhớ: Loại 0 là loại đơn giản nhất trong tất cả, đơn giản (simple) như thì Hiện tại đơn (Present Simple).
Loại 1
Hướng dẫn sử dụng: khi nói về một điều kiện có khả năng đúng trong hiện tại, thậm chí trong tương lai.
Vì mức độ tự tin vào khả năng xảy ra vẫn còn cao, nên Điều Kiện vẫn để động từ ở thì Hiện tại, nhưng Kết Quả chưa xác nhận nên chúng ta chuyển động từ lên thì Tương lai. Nói cho dễ nhớ là câu IF loại 1 đưa ra dự đoán cho tương lai với điều kiện ở hiện tại.
Cách hình thành câu:

Dưới đây là tóm tắt về cấu trúc của mệnh đề chính dùng với thì Tương Lai (🇬🇧Future Simple / 🇩🇪Futur I):
EN: WILL + động từ ở dạng nguyên thể (Verb_Infinitive)
DE: dạng đúng của WERDEN (xem bảng dưới) + động từ ở dạng nguyên thể (Verb_Infinitive)
Subject Pronoun | EN-will | Subjekt Pronoun | DE-werden |
I | will | ich | werde |
you | will | du | wirst |
he/she/it/one | will | er/sie/es/man | wird |
we | will | wir | werden |
you (plural) | will | ihr | werdet |
they | will | sie | werden |
Loại 2
Hướng dẫn sử dụng: trái ngược với Loại 1, dùng Loại 2 khi nói về một điều kiện KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG đúng trong hiện tại hoặc tương lai.
Vì mức độ tự tin vào khả năng xảy ra không cao như trường hợp trước, chúng ta chuyển thì động từ về quá khứ cho cả mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính, áp dụng tương tự cho cả tiếng Anh và tiếng Đức.
Cách hình thành Câu Điều Kiện Loại 2 trong tiếng Anh:

Trước hết, hãy nói về Mệnh đề Điều kiện (IF clause).
Thực tế của ví dụ 1 ở trên là: Mình đang ngồi viết blog này đây và không học bài gì vào lúc này. Do vậy, điều kiện mình sẽ học ngay bây giờ thay vì viết blog là không đúng. Vì vậy, câu của mình sử dụng “studied now” trong Điều kiện Loại 2, chứ không phải “study now” như Điều kiện Loại 1 trước đó.
Tương tự, thực tế của ví dụ 2 ở trên là: Anh ấy quá ngại hỏi số điện thoại của người mình thích, điều này khiến cho điều kiện anh ấy bỗng trở nên can đảm để làm quen crush (buồn!) là không được khả dĩ cho lắm.
Điều quan trọng cần nhớ ở đây là thì của động từ trong Mệnh đề Điều kiện bây giờ là Quá khứ đơn (như trong “I studied” và “he was”) chứ không phải Hiện tại đơn. Còn nhớ thần chú, nếu điều kiện là không thể xảy ra, thì chuyển dùng các thì quá khứ?
Điều này cũng diễn ra tương tự trong mệnh đề chính với một điểm khác biệt nhỏ là các Động từ Khiếm khuyết (Modal Verbs), như would / could / should / must / might, được dùng để kết hợp với động từ chính.
Nhưng nếu được nói, chẳng phải những Động từ Khiếm khuyết này cũng là dạng quá khứ của will / shall / can / may không? Thần chú lại tiếp tục đúng.
Cách hình thành câu Wenn-Typ 2 trong tiếng Đức:
Lý thuyết chuyển thì về quá khứ cũng có thể thấy rõ ràng trong cách sử dụng Konjunktiv II (Präteritum) trong tiếng Đức. Đây là một dạng động từ mà:
- Chính nó diễn tả một khả năng, thay vì một thực tế (bởi nên Konjunktiv II còn được gọi là “Möglichkeitsform”, hay dạng khả năng á)
- Thường sử dụng phiên bản “Umlaut” để phân biệt nó với dạng Quá khứ Präteritum. Ví dụ: ich bin (Präsens) – ich war (Präteritum) – ich wäre (Konjunktiv II-Präteritum).
Cho mục đích của bài viết về Câu Điều Kiện, mình chỉ đề cập đến những động từ thường xuyên sử dụng trong các dạng Konjunktiv II, như là:
- Các động từ khiếm khuyết: würden / könnten / sollten / müssten / dürften (cẩn thận với Umlaut!)
- Và một số trường hợp động từ đặc biệt, như “wären” – “to be” hoặc “hätten” – “to have” (cẩn thận với Umlaut! Nếu không có Umlaut, nó không phải là Konjunktiv II nữa mà là dạng Quá khứ Präteritum).
Hãy cùng xem một số ví dụ:

Khi học điểm ngữ pháp tiếng Đức này, mình cố gắng kết nối với tiếng Anh bằng cách nghĩ: việc sử dụng Konjunktiv II-Präteritum thực tế cũng chỉ là chuyển thì động từ về Quá khứ đơn (🇬🇧 Past Simple / 🇩🇪Präteritum), nhưng thêm chút hương vị của tính khả thi.
Tiếng Anh không có dạng Konjunktiv II này. Vì vậy, chúng ta chỉ tạo câu Điều kiện Loại 2 với Quá khứ đơn, chẳng hạn như “If I had time”.
Cơ mà, vì tiếng Đức có Konjunktiv II – dạng động từ khả năng, nên chúng ta có thể thay vì nói “Wenn ich Zeit hatte”, nói “Wenn ich Zeit hätte” để thêm vào “hương vị” của khả năng.
Một sự khác biệt nhỏ giữa tiếng Anh và tiếng Đức mình nhận thấy là, trong hầu hết các trường hợp điển hình, tiếng Đức sẽ sử dụng dạng động từ Konjunktiv II của würden / könnten / sollten / müssten / dürften / hätten / wären trong cả mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính. (tiếng Anh thì chỉ dùng trong Main clause)
Phải nói là, mình khá biết ơn tiếng Đức trong khoản này. Vì đa số trường hợp có thể dùng các động từ khiếm khuyết này cho toàn bộ câu, chúng ta tiết kiệm được công sức phải chia động từ như trong tiếng Anh khi tạo mệnh đề IF.
Lâu lâu mới thấy học tiếng Đức được khoẻ vậy. Ai có thể quên cái ngày mà thì Past Simple được giới thiệu trong lớp, kèm theo một cái bản dài để dò các động từ bất quy tắc và các dạng Quá khứ của chúng?
Dưới đây là tóm tắt nhanh về Động từ Khiếm khuyết (dạng Konjunktiv II cho tiếng Đức nhé) + chia động từ theo ngôi Chủ Ngữ:

(Chỉ dành cho bạn học tiếng Đức): Bonus tóm tắt chia động từ của “wären” và “hätten”, là dạng Konjunktiv II của “sein” và “haben”. Chúng vẫn có thể được sử dụng thường xuyên trong cả mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính, thay cho Modal Verb đó.
Subject Pronoun | EN-will | Subjekt Pronoun | DE-werden |
I | will | ich | werde |
you | will | du | wirst |
he/she/it/one | will | er/sie/es/man | wird |
we | will | wir | werden |
you (plural) | will | ihr | werdet |
they | will | sie | werden |
Loại 3
Hướng dẫn sử dụng: khi nói về một điều kiện mà nếu nó là sự thật, nó đã có thể thay đổi quá khứ. Nhưng như chúng ta biết (ít nhất tại thời điểm viết bài này 😉), không có cái gọi là du hành thời gian và thay đổi quá khứ, vì vậy khả năng điều kiện và kết quả sẽ xảy ra là CHẮC CHẮN KHÔNG THỂ.
Đây là điểm khác giữa Loại 2 và Loại 3.
Cách mình thường nghĩ về hai loại này là: Loại 2 miêu tả một ước muốn không thực tế cho điều gì đó xảy ra (hoặc sẽ không xảy ra) vào hiện tại hoặc tương lai, nhưng vẫn chưa xác nhận là không thể.
Trong khi đó, Loại 3 diễn tả một ước muốn không thực tế trong một dòng hồi tưởng, thậm chí là một sự hối tiếc cho điều gì đó đã xảy ra (hoặc đã không xảy ra) trong quá khứ, điều mà hiện tại đã được biết là không thể rồi. (Loại câu này phù hợp với những ai thích ăn mày quá khứ như mình này).
Nghĩ như vậy, mình nhớ rằng cần phải lùi thì hẳn về Thì Quá khứ hoàn thành, Past Perfect trong tiếng Anh và Plusquamperfekt (Konjunktiv II) trong tiếng Đức.
Cách hình thành câu IF-Loại 3 trong tiếng Anh:

Một lời nhắc nhẹ về các cấu trúc:
- Main Clause: dùng Quá khứ hoàn thành (Past Perfect): HAD + động từ phân thể Past Participle
- IF Clause: dùng Động từ khiếm khuyết (Modal Verbs) (would/could/should/must/might) + HAVE + động từ phân thể Past Participle
Nhớ rằng: Loại 2 sử dụng Thì Quá khứ đơn (Past Simple), còn Loại 3 sử dụng Thì Quá khứ hoàn thành (Past Perfect).
Cách hình thành câu Wenn-Loại 3 trong tiếng Đức:
Để mình giải thích vài điều sẽ xảy ra trước khi trình bày các ví dụ.
Đầu tiên, ý tưởng sử dụng Konjunktiv II vẫn xuất hiện ở Loại 3, giống như ở Loại 2. Điều này giải thích tại sao bạn vẫn sẽ thấy rất nhiều “hätten” (dạng Konjunktiv II của “haben”) hoặc “wären” (dạng Konjunktiv II của “sein”) trong các ví dụ bên dưới.
Như đã viết ở trên, tiếng Đức có dạng động từ Konjunktiv II – dạng “Möglichkeitsform”, vì vậy thay vì sử dụng Präteritum (tương đương với tiếng Anh sử dụng Quá khứ đơn) để hình thành Loại 2 và Plusquamperfekt (tương đương với tiếng Anh sử dụng Quá khứ hoàn thành) để hình thành Loại 3, tiếng Đức sử dụng Konjunktiv II-Präteritum và Konjunktiv II-Plusquamperfekt để thêm “hương vị” của tính khả năng.
Dạng động từ Konjunktiv II còn được gọi là “Möglichkeitsform”. Sử dụng dạng này trong câu điều kiện thêm vào “hương vị của khả năng”.
Tuy nhiên, thay vì sử dụng các Động từ Khiếm khuyết khác như würden/ könnten / sollten / müssten / dürften như ở Loại 2, Loại 3 chỉ sử dụng “hätten”, ngoại trừ đôi khi cần phải dùng “wären”.
Chia sẻ để giúp bạn ghi nhớ, cứ nghĩ rằng, giống như “had” được sử dụng để tạo thì Past Perfect trong câu Điều kiện Loại 3 của tiếng Anh, mình dùng “hätten” để tạo Plusquamperfekt (Konjunktiv II) cho tiếng Đức thôi.
Điều duy nhất khác biệt là, nếu trong tiếng Anh, bạn có thể ghép “had” với bất kỳ động từ nào, từ “had done” đến “had been”, thì trong tiếng Đức, “hätten” không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn duy nhất. Đặc biệt, “sein” và các động từ chuyển động như “fliegen” (bay) hoặc “laufen” (chạy) có cách riêng để tạo Plusquamperfekt với “wären” thay vì “hätten”.
Ví dụ:
- (Nếu được thì) Tôi bay đến gặp bạn rồi. → Ich wäre zu dir geflogen. KHÔNG BAO GIỜ 🙅🏻♀️: Ich hätte zu dir geflogen.
- (Biết đâu là) Cô ấy đã hạnh phúc hơn rồi. → Sie wäre glücklicher gewesen.
Hãy cùng xem những quy tắc này áp dụng trong hai ví dụ đầu tiên:

Có thể bạn đang tự hỏi, vậy làm sao diễn đạt những nỗi niềm như “Tôi lẽ ra đã nên làm điều đó” hoặc “Bạn đã có thể nói với tôi mà.” trong tiếng Đức, khi chỉ có “hätten” hoặc “wären” (tạm dịch là “would have”)?
Đây là lúc ví dụ thứ ba ở trên xuất hiện.
Quá kỳ diệu đối với mình, trong Plusquamperfekt, “hätten” có thể được kết hợp trực tiếp với các Động từ Khiếm khuyết nguyên mẫu, như können / sollen / müssen và động từ ở dạng nguyên thể (Verb_Infinitive)!
Nói cách khác, bạn có thể nói “Ich hätte es tun sollen.” cho “Tôi lẽ ra đã nên làm điều đó.”, và “Du hättest es mir erzählen können.” cho “Bạn có thể đã nói với tôi mà.”, mà không cần chia động từ nào khác ngoài “hätten”.
Một lần nữa, mình cảm thấy khá là vui với khoản này trong tiếng Đức!
Dưới đây là bản tóm tắt nhanh về Plusquamperfekt với “hätten” và “wären”:
- Dạng đúng của HÄTTEN + động từ Past Partizip II
- Dạng đúng của WÄREN + gewesen / động từ Past Partizip II (chuyển động)
- Dạng đúng của HÄTTEN + Động từ nguyên thể + Động từ Khiếm khuyết (können / sollen / müssen)
Tổng Kết Lại
Như một bản tóm tắt cuối cùng và cực đơn giản hóa cho cả bài viết này, mình thử làm một bảng phân loại cho 4 loại câu Điều kiện khác nhau trong 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Đức:

Mình thực sự hy vọng bài viết (quá là dài!) này đã hữu ích phần nào với bạn trong việc học và hiểu các câu Điều kiện, giống như đối với mình vậy á.
Mình đã hiểu rõ ràng hơn và cảm thấy tự tin hơn về cấu trúc ngữ pháp này của tiếng Đức so với khi mới chỉ bắt đầu có ý tưởng cho bài viết này. Đồng thời cũng có dịp ôn lại tiếng Anh, giúp bạn nào cần ôn lại ngữ pháp.
Mình đã tự học phần lớn kiến thức này từ sách ngữ pháp và các trang web mà mình để link ở dưới. Chúc bạn học ngôn ngữ vui vẻ! Hẹn gặp lần sau!
https://www.germanveryeasy.com/conditional-clauses
https://www.schuelerhilfe.de/online-lernen/2-deutsch/878-indikativ-konjunktiv-i-und-ii