Daily và Rapid Logging – Phương Pháp Ghi Nhật Ký Mỗi Ngày

  • Reading time:12 mins read
  • Post comments:0 Comments

Disclosure: This article may contain affiliate links. When you click these links, I may get a small commission. It won’t cost you anything, and it helps me to run this site. I only promote products and services that I think are great.

RAPID LOGGING (tạm dịch: Ghi chép Nhanh) và gần đây DAILY LOGGING (tạm dịch: Ghi chép Hàng ngày) nữa là hai phương pháp mình đang sử dụng để viết nhật ký mỗi ngày và xuyên suốt cả ngày.

Chúng được giới thiệu bởi Ryder Carroll, tác giả của hệ thống Bullet Journal. Hai phương pháp này giúp bạn có thể viết nhật ký về bất cứ điều gì, vào bất cứ lúc nào, nhằm ghi lại và giải tỏa suy nghĩ cũng như cảm xúc mà không bị giới hạn bởi câu hỏi ở đâu hay khi nào.

Còn gì tự do hơn thế? Vì hãy thử nghĩ xem:

Bao nhiêu lần bạn muốn ghi chú điều gì đó nhưng lại phân vân không biết nên viết vào đâu?

Nên dùng quyển sổ này hay quyển kia? Bắt đầu từ trang nào?

Hay là cứ tạm thời ghi vào app ghi chú trên điện thoại?

Rồi cuối cùng, sau một hồi suy nghĩ quá nhiều, bạn lại viết nó lên một tờ Post-It, để rồi quên mất chỉ sau vài ngày?

Bao nhiêu lần bạn muốn ghi lại suy nghĩ nhưng không thể tìm được một khoảng thời gian thích hợp để ngồi xuống và viết ra?

“Thôi để tối nay, viết nhật ký trước khi ngủ vậy!” – bạn tự trấn an mình.

Nhưng rồi bạn lại ngủ quên khi đang xem dở một tập phim, hoặc đến lúc đó bạn chẳng còn nhớ rõ cảm xúc hay suy nghĩ của mình khi chúng ập đến trước đó nữa?

Mình cũng từng rơi vào tình huống này rất nhiều lần, cho đến khi phát hiện ra Rapid Logging và Daily Logging, hai phương pháp mà mình dùng kết hợp cùng cuốn sổ tay Bullet Journal 2025 (Artist Version).

Bullet Journal Artist - My Bullet Journal 2025 notebook
Bullet Journal Artist version – My BuJo 25

Về bản chất, những kỹ thuật này giúp bạn ghi lại bất kỳ suy nghĩ hay cảm xúc nào ngay khi chúng xuất hiện, trực tiếp vào một trang sổ mà không cần phải băn khoăn về việc viết ở đâu, viết cái gì, có nên viết không, v.v. Bạn chỉ cần viết ngay ra thôi!

RAPID LOGGING (GHI CHÉP NHANH)

Trước tiên, phương pháp Rapid Logging yêu cầu bạn ghi lại những mảnh ghép trong ngày bằng cách phân loại chúng thành các dạng cơ bản sau:

DẤU CHẤM cho CÔNG VIỆC = Những việc bạn cần làm

• Dấu chấm có dấu check hoặc cross = Công việc đã hoàn thành

• Dấu chấm có mũi tên điều hướng = Công việc cần dời lịch lại

• Dấu chấm bị gạch ngang = Công việc không cần thiết nữa hoặc đã hủy

DẤU GẠCH NGANG cho GHI CHÚ = Những điều bạn không muốn quên

VÒNG TRÒN cho SỰ KIỆN = Những sự kiện đã diễn ra

Vậy là xong!

Cốt lõi của phương pháp Ghi chép Nhanh này chính là giúp bạn giải tỏa tâm trí, đồng thời hệ thống những gì diễn ra trong ngày thành ba loại thông tin cơ bản trên. Cách ghi nhật kí này giúp bạn tổ chức & sắp xếp cuộc sống một cách nhanh chóng và dễ dàng (chỉ với vài ký hiệu, vài từ khoá hoặc câu văn ngắn thui mà).

Điều mình thích nhất ở Ghi chép Nhanh là nó thực sự…nhanh. Mình có thể viết ra bất cứ điều gì khiến bản thân phân tâm, hào hứng hay lo lắng một cách kịp thời và đơn giản, mà không phải mất nhiều thời gian để đào sâu ngay lập tức (lúc chưa cần).

Bullet Journal Rapid and Daily Logging System Key
Bullet Journal Rapid and Daily Logging System Key

DAILY LOGGING (GHI CHÉP HÀNG NGÀY)

Và phần yêu thích nhất của mình: kết hợp Ghi chép Nhanh với Ghi chép Hàng ngày, tạo nên một cách tiếp cận ngày mới có tổ chức hơn, ít hỗn loạn hơn và có chủ đích hơn.

Làm thế nào?

Theo phương pháp của Ryder Carroll, anh ấy sẽ ghi chép ngay sau mỗi hoạt động (công việc hoặc sự kiện) để ghi lại suy nghĩ và cảm xúc của mình, giúp chuyển đổi nhẹ nhàng từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Ngoài ra, bất kỳ ghi chú hoặc công việc cần làm nào rút ra từ trải nghiệm đó cũng được ghi lại ngay lập tức. Điều này giúp bạn giải phóng bộ nhớ não, đồng thời chuẩn bị sẵn cho bước tiếp theo khi thông tin còn tươi mới.

Thêm vào đó, phương pháp Ghi Chú Ngày còn giúp bạn dừng lại để suy ngẫm: Bước tiếp theo thật sự quan trọng là gì? Thay vì cứ bị cuốn theo guồng quay công việc vô thức, mình có thể chọn làm điều gì ý nghĩa hơn không?

Mình đã trải nghiệm cả ba lợi ích trên và hoàn toàn công nhận tác dụng của chúng. Mình cảm thấy tốt hơn về những gì mình làm, bắt đầu sống chậm lại và chú tâm hơn (thay vì cứ lao vào hết đầu việc này, sự kiện nọ như một con robot ih).

Quan trọng nhất, mình đã bắt đầu viết về cảm xúc của mình, cũng như trân trọng những trải nghiệm có được bằng cách ghi lại những bài học rút ra, bước hành động tiếp theo hoặc đơn giản là một sự nhìn nhận.

Vào cuối ngày, mình đã có một bản ghi chép đầy đủ về những gì đã diễn ra trong ngày, đã làm gì, cảm thấy thế nào, học được gì và làm gì tiếp theo. Nó giống như một trang nhật ký dài, nhưng được chia nhỏ thành những mẩu suy nghĩ ngắn gọn và có ý nghĩa, được ghi lại ngay trong khoảnh khắc đó (điều này rất quan trọng!).

Mình hy vọng bài viết này giúp bạn thấy phương pháp Ghi chép Nhanh & Ghi chép Hàng ngày thú vị và hữu ích, để bạn có thể bắt đầu áp dụng chúng. Mình sẽ tiếp tục thử nghiệm và chia sẻ thêm trong những bài viết tiếp theo. Hẹn gặp lại nhé!

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.