Rapid and Daily Logging: Hướng Dẫn Daily Bullet Journal để tăng focus và mindfulness

Hai kỹ thuật Rapid LoggingDaily Logging là kim chỉ nam cho thói quen Bullet Journaling hàng ngày của mình. Mình đã thực hành Rapid Logging gần 5 năm rồi, kể từ lúc mới khám phá ra “phép màu” của Bullet Journal. Khi kỹ thuật Daily Logging ra đời sau đó, mình đã bắt đầu kết hợp cả hai để viết nhật ký mỗi ngày một cách có chủ đích hơn — không chỉ vào cuối hay đầu ngày mà còn xuyên suốt cả ngày nữa.

Đây chính là cách mình duy trì thói quen journaling đều đặn mỗi ngày. Đến cuối ngày, mình đã ghi chép được một “Daily Log” tường thuật lại được những gì đã xảy ra, mình đã làm gì, cảm thấy ra sao, học được điều gì, và bước tiếp theo sẽ làm gì.

Chiếc Daily Log này không chỉ là một to-do list, mà thực ra là một journal record, có suy nghĩ, cảm xúc, vui buồn và hơn thế nữa. Cảm giác như một trang nhật ký dài, nhưng được chia nhỏ thành những mẩu ghi chú ngắn “dễ đọc” — và được capture ngay trong khoảnh khắc (rất quan trọng đó nha!).

👉🏻 Nếu bạn chưa đọc: mình khuyên nên xem trước bài 3 Lí Do Daily Bullet Journal Có Thể Thay Đổi Bạn (và Cách Thực Hiện). Bài đó sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về hai kỹ thuật Rapid và Daily Logging mà mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài này.

Để vừa minh họa vừa mở rộng cách áp dụng hai kỹ thuật này, mình sẽ dẫn bạn đi qua “Một ngày của mình cùng Bullet Journal” trong bài viết hôm nay nhé. Mình hy vọng bạn sẽ thấy hai kỹ thuật này cực kỳ dễ áp dụngcực kỳ thỏa mãn khi thực hành luôn trong đời sống hàng ngày.

🌿 Mình chia thói quen Daily Bullet Journaling của mình thành 3 giai đoạn:

TRƯỚC KHI NGÀY BẮT ĐẦU

Nếu bạn đang đọc bài viết này, mình đoán bạn cũng thích lên kế hoạch trước cho ngày mới và tổ chức mọi thứ gọn gàng phải không nào?

Sau nhiều năm tự mày mò và thử nghiệm đủ kiểu, mình nhận ra: lên kế hoạch cho ngày mới vào buổi tối hôm trước là cách tối ưu nhất.

Có 2 lý do lớn cho việc này:

  • Thứ nhất, buổi sáng thường rất vội vã và bận rộn (trừ khi bạn là kiểu người siêu dậy sớm và có nguyên buổi sáng thảnh thơi để lên kế hoạch).
  • Thứ hai, khi bạn đã biết trước những gì sẽ diễn ra vào ngày mai từ tối hôm trước, bạn sẽ có cảm giác chủ động và yên tâm hơn rất nhiều.
Daily Bullet Journal-Before the Day Starts
Daily Bullet Journal – Before the Day Starts ritual

Ở đây, mình không có ý nói rằng chúng ta cần lên kế hoạch thật chi tiết để kiểm soát từng phút từng giây trong ngày, hay để “ép” bản thân phải đi đúng theo một lịch trình cứng nhắc.

Thật ra, làm vậy còn dễ khiến mình thất vọng hoặc bực bội khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch nữa.

Điều mình thực sự muốn nói là:
👉🏻 Hãy có một kế hoạch sơ bộ, một lịch trình rõ ràng để hình dung mình muốn tạo nên một ngày như thế nào.

Ví dụ như:

  • Nhắc nhở bản thân về 3 việc quan trọng nhất (hoặc thậm chí tốt nhất là 1 việc duy nhất mà bạn nhất định phải hoàn thành).
  • Xếp thứ tự ưu tiên các đầu việc, dành thời gian vàng trong ngày cho nhiệm vụ quan trọng nhất.
  • Chuẩn bị trước cho các cuộc họp hoặc sự kiện sẽ diễn ra.

Việc làm này sẽ giúp “lập trình” trước cho não bộ vào ban đêm, để nó ngầm chuẩn bị tinh thần cho những gì đang chờ đợi vào hôm sau.

Mình cũng thường thấy bản thân ít bị stress hơn nhiều khi đã có ý niệm sẵn về ngày mới sẽ thế nào — thay vì tới sáng hôm sau mới sắp xếp vội vàng trong vài tiếng ngắn ngủi trước khi bắt đầu ngày.

Rapid Logging-Task list Before the Day Starts
Rapid Logging – Task list Before the Day Starts ritual

Hoạt động này thường chỉ tốn của mình khoảng 10-15 phút, bao gồm các bước sau:

⚫️ Đầu tiên, mình ghi lại những việc quan trọng cần hoàn thành, dùng ký hiệu BULLET.
Những việc này thường là các nhiệm vụ chưa xong được chuyển từ ngày hôm trước, hoặc là nhiệm vụ đã được lên lịch từ kế hoạch Tuần/Tháng.

  • Mẹo nhỏ: Khi thực hiện việc chuyển nhiệm vụ, bạn có thể sắp xếp luôn thứ tự ưu tiên trong Daily Log — bằng cách ghi lần lượt từng task theo độ ưu tiên nha.
  • ✨ Nếu một nhiệm vụ hoặc ghi chú nào đó thực sự quan trọng, mình sẽ thêm ký hiệu ngôi sao hoặc dấu hoa thị kế bên ký hiệu chính để đánh dấu nổi bật.

➖ (Tùy chọn) Đôi khi, mình cũng sẽ thêm vào một ghi chú bằng ký hiệu DASH, để nhắc nhở “chính mình trong tương lai” một điều gì đó.

⭕️ Mình cũng lên lịch cho các sự kiện (dùng ký hiệu CIRCLE) và time-block luôn khung giờ làm việc vào ứng dụng Calendar. => Cực kỳ quan trọng luôn nha!

Có một kế hoạch thôi thì chưa đủ đâu — bạn còn cần phải xếp lịch cho từng đầu việc, để kế hoạch thật sự “chắc như đinh đóng cột”.

Hãy nhớ là, cái quan trọng không chỉ là “làm gì”, mà còn phải rõ ràng “lúc nào làm gì” nữa.

XUYÊN SUỐT TRONG NGÀY

Như một phần của thói quen buổi sáng, ngày hôm sau mình sẽ check-in với Bullet Journal trước khi bắt đầu ngày mới.

Rapid ft. Daily Logging-Journal During the Day
Rapid ft. Daily Logging-Journal During the Day

Thật ra, việc check-in này không phải là kiểu “Bullet Journal truyền thống” lắm đâu nha. 😄
Mình chỉ đơn giản rất thích dùng ký hiệu CIRCLE kèm với một mốc thời gian, để ghi lại một khoảnh khắc nào đó trong ngày cùng vài dòng suy nghĩ, cảm xúc.

Sau đó, trong suốt ngày, mình sẽ vừa thực hiện các nhiệm vụ đã lên kế hoạch, vừa cập nhật Daily Log bằng cách kết hợp kỹ thuật Rapid LoggingDaily Logging.

Ví dụ nè:

Ví dụ 1:

Khi hoàn thành một nhiệm vụ, mình sẽ đánh dấu hoàn thành bằng CHECKMARK trên bullet task đó. (hoặc dùng dấu CROSS X theo phong cách BuJo nguyên bản).

Rapid Logging-Update Daily Log by checking complete tasks
Rapid Logging-Update Daily Log by checking complete tasks

Ví dụ 2:

Khi có sự kiện xảy ra, mình dùng:

  • Ký hiệu CIRCLE cùng mốc thời gian để ghi lại.
  • Sau đó là ký hiệu EQUAL, một kỹ thuật Daily Logging để tóm tắt vài suy nghĩ hoặc cảm xúc về sự kiện đó.
Daily Logging-Journal During the Day to capture thoughts and feelings
Daily Logging-Journal During the Day to capture thoughts and feelings

🌿 Nhắc nhẹ: Hãy áp dụng tư duy Daily Logging bên cạnh Rapid Logging, để ghi lại những bài học, suy ngẫm từ các công việc và sự kiện trong ngày — và giúp bạn chuyển mình giữa các hoạt động một cách mindful hơn.

Nhưng cũng đừng áp lực rằng phải ghi chú tất tần tật mọi thứ đâu nha! Điều quan trọng là giữ sự tỉnh thức và chú tâm, chứ không phải biến nhật ký thành một trang Wikipedia về mọi việc trong ngày.

Be mindful. Be selective — hãy lựa chọn những điều thực sự có ý nghĩa với bạn để ghi lại.

Như mình nè: Trong hình ví dụ bên dưới, mình chỉ đơn giản ghi lại 2 cuộc họp bằng hai dòng CIRCLE và thế là xong. (Vì mình không cần ghi chú thêm nhiệm vụ follow-up hay suy nghĩ gì đặc biệt từ các buổi họp đó.)

Ví dụ 3:

Một tính năng siêu hay ho của Rapid Logging mà mình chưa nhắc đến từ nãy tới giờ, chính là khả năng tạo danh sách lồng nhau (nested list). Chẳng hạn:

  • Bullet 1: Đi siêu thị
    • Bullet 2 (thụt vào): Lập danh sách cần mua
Rapid Logging-Nested Task List
Rapid Logging-Nested Task List

Bằng cách thụt lề bullet thứ hai, mình thể hiện rằng: “Lập danh sách cần mua” là một sub-task của nhiệm vụ lớn “Đi siêu thị”. Tức là, cần hoàn thành sub-task trước thì mới hoàn thành được task lớn bên ngoài.

Ví dụ 4:

Phần nhật ký tiếp theo này minh họa rất rõ cho ý mình nói ở trên về việc giữ sự mindful và chú tâm vào những gì thực sự quan trọng. Cùng xem nha:

  • Mình dùng ký hiệu CIRCLE với mốc thời gian để ghi lại một sự kiện trong ngày.
    (Vâng, mình đã dành hẳn 1 tiếng lướt Instagram chỉ để doom-scroll trên feed của Hannah Fry. Trời ơi, cô ấy thú vị thật sự! Bạn xem thử cổ đi nha)
  • Sau đó, mình thêm một dòng NOTE để tóm tắt những gì mình thích ở nội dung của cô ấy.
    (Ừm mình đúng là kiểu nerdy đó, thích ghi lại những nội dung media hay ho mình “tiêu thụ”.
    Thực ra, việc “học về những gì mình yêu thích” cũng thú vị lắm chứ nhỉ?)
  • Cuối cùng, mình dùng ký hiệu EQUAL để ghi lại cảm xúc phấn khích của mình về trải nghiệm đó.
Daily Logging-journal note During the Day with washi tape
Daily Logging-journal note During the Day with washi tape

Vì mình thích mấy video thông tin và những gì mình học được này, mình đã “thưởng” cho nó một đoạn washi tape xinh xắn. 🌟

Mình thích cảm giác, khi lật giở những trang nhật ký sau này, sẽ thấy rõ ngay những phần đáng chú ý, được mình trang trí bằng sticker, washi, hoặc highlighter như thế này á

TRƯỚC KHI NGÀY KẾT THÚC

Nghi thức journaling cuối ngày của mình thường chỉ mất 10-15 phút thôi, gồm các bước:

Đầu tiên, cập nhật và migrate lại các mục trong Daily Log nếu cần:

  • Với các mục TASK:
    • Đánh dấu hoàn thành nếu đã xong
    • Hoặc migrate về phía trước (chuyển sang ngày hôm sau) / phía sau (chuyển về Weekly hoặc Monthly plan nếu chưa có lịch cụ thể)
  • Với các mục NOTE:
    • Nếu cần lưu trữ lâu dài, nhập vào các Collection riêng
    • Nếu cần hành động thêm, chuyển thành task hoặc event tương ứng
  • Với các mục NOTE đặc biệt (dùng ký hiệu =):
    • Lưu vào Collection hoặc mở rộng thành một bài viết journaling dài nếu cảm thấy cần thiết

💡 Nếu trong tuần quá bận, mình cũng hay để dành việc tổ chức và sắp xếp các ghi chú này vào cuối tuần luôn cho tiện.

Update Daily Log-Rapid Logging-Before the Day Ends ritual

Một thói quen nhỏ nữa mà mình thích làm (dù vẫn chưa đều đặn lắm 😅), đó là cập nhật Monthly Log – One Line Per Day. Về phần Monthly Log mình sẽ chia sẻ kỹ hơn trong một bài viết sau nha!

Thành thật mà nói, mình thường để dành việc này vào cuối tuần, cùng lúc với việc sắp xếp lại các ghi chú — gọi là “filing time” cho sang chảnh vậy á. Mình vẫn còn thử cải thiện thêm khoản này, nên hãy cùng đón chờ các update sau nhé!

Cuối cùng, để “close the circle”, mình quay lại thực hiện bước Trước Khi Ngày Bắt Đầu để plan cho ngày hôm sau.

Rapid Logging-Task list Before the Day Starts
Rapid Logging-Task list Before the Day Starts

Và thế là kết thúc một vòng nhật ký trong ngày! Đây là cách mình dùng Rapid Logging và Daily Logging để khi nhật ký đều đặn gần như mỗi ngày.

Tóm lại chút nhé:

Trong bài viết này, mình đã chia sẻ với bạn:

  • Routine Bullet Journaling gồm 3 giai đoạn mỗi ngày của mình, gồm: Before the Day Starts, During the Day, và Before the Day Ends.
    • Before the Day Starts: Lý tưởng nhất khi thực hiện vào buổi tối hôm trước, kết hợp Rapid Logging và kỹ thuật timeblocking.
    • During the Day: Đừng quên áp dụng kỹ thuật Daily Logging để ghi lại suy nghĩ và cảm xúc trong ngày.
      Hãy luôn mindful, chậm lại và chọn lọc những điều thật sự ý nghĩa mỗi ngày.
    • Before the Day Ends: Đây là lúc bạn dành thời gian để suy ngẫm về một ngày đã qua, cập nhật Daily Log và khép lại vòng tròn bằng việc lên kế hoạch cho ngày tiếp theo.

Mình thực sự hy vọng bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về cách thực hành Bullet Journaling hàng ngày.

📩 Bạn thấy viết nhật ký theo Bullet Journal như thế nào? Mình rất mong được đọc chia sẻ của bạn dưới phần bình luận. Và đừng quên đăng ký newsletter để cùng mình khám phá và nhận cập nhật mới nữa nhé!

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tới. Happy bullet journaling!

Thân mến,
Suani 🌸

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.